• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Blog Kế toán Nhật Hướng

Tự học kế toán thuế online, hạch toán, khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN

  • Blog
  • Kế toán
  • Thuế
    • Thuế GTGT
    • Thuế TNDN
    • Thuế TNCN
    • Lệ Phí Môn Bài
  • Tài chính
  • Download
  • Tôi học Kế toán
Bạn đang ở:Trang chủ / Thuế / Soạn hợp đồng lao động để tối ưu về thuế

Soạn hợp đồng lao động để tối ưu về thuế

27/07/2016 By Kiên Huỳnh 6 Bình luận

Chuyển các khoản phụ cấp lương hiện tại thành các khoản hỗ trợ, tiền thưởng – phương thức tránh bảo hiểm xã hội bắt buộc mới của các doanh nghiệp?

Theo quy định của Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13; Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH thì từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Với quy định này, mức chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả tăng thêm hằng tháng chỉ với riêng vấn đề bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là rất lớn, tương đương 18% giá trị các khoản phụ cấp lương để đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Từ đó, nảy sinh nhu cầu, cho dù có phần không hợp pháp là các doanh nghiệp sẽ tiến hành một số thủ thuật nhỏ để phần nào giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Dưới đây, Tư vấn Nhật Hướng sẽ phân tích cụ thể về thực trạng các phương thức mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng để giảm bớt gánh nặng về bảo hiểm xã hội.

Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác làm căn cứ đóng BHXH được ghi trong hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Các khoản tính đóng BHXH   Các khoản không tính đóng BHXH
(1)   (2)
Tiền lương Phụ cấp lương (*)   Khoản chế độ và phúc lợi
  Phụ cấp chức vụ, chức danh Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến.
  Phụ cấp trách nhiệm Tiền ăn giữa ca
  Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
  Phụ cấp thâm niên Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  Phụ cấp khu vực Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác như tiền trang điểm,…
  Phụ cấp lưu động  
  Phụ cấp thu hút  
  Các phụ cấp có tính chất tương tự  

Từ bảng trên ta có thể thấy tồn tại một số khoản tiền ở thời điểm hiện nay sẽ không bị buộc tính vào tiền lương và phụ cấp dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng thỏa thuận với người lao động nhằm sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động trên cơ sở xác định lại tên cho các khoản phụ cấp trước đây theo hướng ghi nhận thành các khoản không phải đóng bảo hiểm xã hội, ví dụ: phụ cấp trách nhiệm sẽ được chuyển thành tiền đi lại hoặc điện thoại…, Tức đơn thuần là thực hiện động tác chuyển các mục ở khoản (1) về khoản (2) ở bảng trên

Với phương thức này, về phía người lao động, tổng mức lương của họ về cơ bản không thay đổi, tuy nhiên mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội lại có sự biến thiên rõ rệt theo hướng giảm. Tức, về thực chất tổng lương thực lãnh của người lao động không giảm mà có khả năng cao hơn trước 8%, do phần trích nộp đóng bảo hiểm xã hội đã được giảm xuống.

Trước mắt, đây có vẻ là một phương án tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp và tăng thu nhập thực lãnh của người lao động. Tuy nhiên, xét về lâu dài, các doanh nghiệp nên cân nhắc đến các lợi ích về sau mà bảo hiểm xã hội mang đến cho người lao động, trong đó liên quan trực tiếp đến mức lương đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm hiện tại của người lao động.

(*) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ)

Tư Vấn Nhật Hướng

4.6 / 5 ( 9 bình chọn )

Share this:

  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Related

Thuộc chủ đề:Thuế, Thuế TNDN Tag với:BHXH, Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương

Nói về Kiên Huỳnh

- Giảng viên "Kế toán - Tài chính" tại đại học Tây Đô (TDU);
- Kế toán trưởng tại Trung tâm Thương Mại Sense City Cần Thơ và Cty Tư Vấn Nhật Hướng;
- Tác giả tại Blog Kế Toán Nhật Hướng, ToiDauTu.com & KienHuynh.com
Follow me: Blog / Facebook

guest
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

6 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được nhiều đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Né chi phí bảo hiểm: doanh nghiệp đẩy chi phí lương về đâu? | Blog Kế toán Nhật Hướng
2 years ago

[…] Xem thêm: Soạn hợp đồng lao động để tối ưu về thuế […]

0
Reply
Duyên
Duyên
2 years ago

Khi chuyển như vậy thì chuyển số tiền bao nhiêu cũng được hay là có khống chế số nhất định

0
Reply
trackback
Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2018 | Blog Kế toán Nhật Hướng
3 years ago

[…] Xem thêm: Soạn hợp đồng lao động để tối ưu về thuế […]

0
Reply
trackback
Nghề kế toán thuế mệt mỏi
4 years ago

[…] Xem bài viết: Soạn hợp đồng lao động để tối ưu về thuế […]

0
Reply
trackback
[Download] Mẫu hợp đồng lao động thời vụ, giao khoán, cộng tác viên, bán thời gian | Kế toán Nhật Hướng
4 years ago

[…] Xem thêm: Soạn hợp đồng lao động để tối ưu hoá về thuế […]

0
Reply
trackback
Mẫu hợp đồng lao động thời vụ, giao khoán, cộng tác viên, bán thời gian
4 years ago

[…] Xem thêm: Soạn hợp đồng lao động để tối ưu hoá về thuế […]

0
Reply

Sidebar chính

Bạn nên xem

  • Tra cứu văn bản
  • Thành lập công ty – Cần lưu ý
  • Thuê ngoài quy trình kinh doanh
  • Mới nhất
  • Nổi bật
  • Chuyên mục
Mới nhất
Nổi bật
Chuyên mục

Footer

  • Blog
  • Học Kế toán Thuế thực tế
  • Về Kế Toán Nhật Hướng

Copyright © 2021 · Kế Toán Nhật Hướng · Designed by Kien Huynh ·

wpDiscuz
loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.