Sinh viên ngành kế toán thuế sẽ bị vùi dập như thế nào khi ra trường.
Thông thường, khi tôi (một giảng viên và cũng là người hành nghề kế toán thuế) kể về nghề nghiệp của mình, bạn có lẽ đang mong chờ những lời giới thiệu có cánh thường thấy về một công việc văn phòng máy lạnh, thu nhập ổn định. Nhưng thay vì cố gắng chứng minh nghề nghiệp này tuyệt vời như thế nào, tôi đang vùi dập nó không chút thương tiếc. À, có lẽ có thương tiếc, nhưng là cho tôi và các đồng nghiệp đã trót sa chân vào nghề này, nhỉ?
Hỡi các sinh viên, hãy lấy đó làm gương!
Thời điểm tôi gõ bài viết này là 01 giờ 58 phút sáng, một chút băn khoăn (tôi viết có đúng chính tả không nhỉ, tôi buồn ngủ) về công việc đã “giúp” tôi thức đến giờ.
Tôi chuẩn bị kể bạn nghe một câu chuyện có thật. Nếu tin tôi, bạn sẽ có lợi. Nếu không, tôi sẽ khiến bạn suy nghĩ.
Nhàm chán với những đoạn “code” khó hiểu.
Ngược dòng thời gian, khi lần đầu học môn “Nguyên lý Kế toán” tôi đã phải lắc đầu, nhìn vào “Hệ thống tài khoản kế toán” và nghĩ, “Làm gì mà nhớ được một đống bùi nhùi như này?“.
Tiếp sau, quãng đời sinh viên của chúng tôi phải vật lộn với một nùi “code” hệ thống tài khoản. Bên cạnh việc phải tìm hiểu về các nghị định, thông tư về thuế mà có lẽ khi thi xong thì chúng đã bị thay thế bởi một văn bản nào đó. Bộ Tài Chính có tâm hết sức!
Đến khi ra trường.
“Mình sẽ không đi làm kế toán”, tôi tự nhủ và đã thực hiện như thế. Tôi xin được một công việc (trước khi có bằng tốt nghiệp tạm thời) bên mảng thẩm định bất động sản của một công ty Thẩm định giá lớn. Công việc cứ thế trôi qua suôn sẻ, tôi được lên… lương và yêu thích công việc này dù trước đó không hề có khái niệm gì về nghề thẩm định giá.
…
…
…
Nhưng chờ đã, sau gần một năm, tôi tự hỏi giả sử mình không làm việc ở đây nữa thì có thể làm gì?
Được rồi, hãy thử nào!
“Mình có bằng cử nhân kế toán, và có thể xin việc kế toán nếu nghỉ ở đây”, tôi nghĩ. Nhưng vấn đề rất lớn là tôi đã quên gần hết kiến thức chuyên ngành sau gần một năm làm thẩm định và không có kinh nghiệm kế toán. Vậy thì có sao? Tôi tự học kế toán thuế.
Trong khi vẫn hoàn thành trách nhiệm trong công việc chính đang làm, tôi bắt đầu như bị ám ảnh về việc cần phải cải thiện kiến thức và kỹ năng về chuyên môn kế toán đã bỏ quên.
Tôi tìm hiểu lại từ những vấn đề căn bản nhất, mua sách và học lại môn Nguyên lý kế toán. Đi từ bản chất, hiểu từ gốc rễ mà nhỉ? Với xuất phát điểm đó, tôi khám phá ra rằng kế toán không đáng ghét như tôi tưởng. Nó cũng… có chút thú vị sau một qua trình học hỏi không ngừng nghỉ.
Ép mình ra khỏi vùng thoải mái hiện tại.
Trong chặng đường đó, tôi liên tục ép mình ra khỏi vùng thoải mái hiện tại bằng cách rèn luyện có chủ đích. Sáng 07 giờ 30 phút, tôi đến công ty, và rời công ty khi đã tối mịt (07 giờ tối). Tôi cafe một tí đến chừng 08 giờ 30 phút tối và về nhà đọc sách kế toán đến 12 giờ 30. Đều đặn như một cái máy.
Chưa dừng lại tại đó, bởi vì tôi đang đáp ứng tốt công việc hiện tại nên rất dễ thương lượng với sếp về việc nghỉ làm thứ bảy hàng tuần, để lên Sài Gòn ôn thi thạc sĩ kế toán (cho bạn nào chưa biết, tôi sống và làm việc ở Cần Thơ). Tôi thi đậu cao học UEH bốn tháng sau đó.
Để có kết quả trên, tôi phải làm việc và học cật lực. Khi đọc đến những phần khó hiểu trong các tài liệu, ngay lập tức tôi như nhận được sự chống đối bên trong não bộ. Nó phóng thích một làn sóng phản đối khi nhận ra khối lượng kiến thức mà tôi định nạp vào, hòng phá tan sự tập trung của tôi. “Mình cần học thêm một giờ nữa, không quan tâm đọc có hiểu hay không cũng phải học”, tôi nhủ thế. Tôi nhận ra khoảng chừng 10 phút sau thì làn sóng phản đối dịu bớt và có thể hoàn thành mục tiêu của mình.
Trở lại vấn đề ban đầu, tôi có đam mê kế toán không?
Không, ít nhất trước đó thì không. Như đã trình bày ở trên, tôi thậm chí ghét kế toán.
Nếu vậy tôi nên nghe theo lời khuyên “hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”? Bỏ quách nghề kế toán và hãy đi tìm đam mê của mình?
Vẫn không. Sau việc dần ưa thích nghề thẩm định giá, dù trước đó tôi không hề có khái niệm về công việc này. Tôi cho rằng việc tìm kiếm một nghề nghiệp phù hợp với niềm đam mê sẵn có là không quá quan trọng. “Việc cố gắng giải đáp đâu là đam mê của mình với nhiều bạn có thể gây nên một cảm giác căng thẳng kéo dài và không hạnh phúc”. Cuộc sống rất công bằng, bạn muốn tìm một công việc tuyệt vời thì bản thân bạn phải có đủ vốn liếng sự nghiệp xứng đáng với công việc đó.
Và, khi mà tôi cảm nhận sự thay đổi từng ngày trong tôi, về những kiến thức và kỹ năng đang phát triển, tôi nhận ra rằng mình bắt đầu thích kế toán.
Bạn muốn giỏi chuyên môn kế toán, vậy cần làm gì?
Vị trí áp lực nhất với một người kế toán là kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp. Để thực hiện công việc này bạn cần phải có am hiểu sâu rộng về kế toán cũng như là các quy định về thuế. Việc tổ chức hạch toán, báo cáo thuế và quyết toán BCTC năm chiếm hầu hết thời gian của bạn. Và đau đầu nhất là làm thế nào để một khoản chi phí được xem là hợp lý, hợp lệ để không bị xuất toán khi cơ quan thuế quản lý xuống kiểm tra. Chợt nghĩ, những lúc khó khăn, băn khoăn như thế, nếu có ai đó giúp đỡ thì tốt biêt mấy nhỉ? Mời bạn đọc hết phần bên dưới, sẽ có câu trả lời cho bạn.
Trờ lại với câu hỏi cần phải làm gì để giỏi chuyên môn kế toán?
Có hai cách:
– Một là, tự học kế toán thuế.
Nếu bạn quên những kiến thức căn bản thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là xem lại giáo trình nguyên lý kế toán như tôi đã từng làm. Qua đó, bạn có thể nắm lại những kiến thức nền tảng. Học là phải từ nguyên lý, hiểu là phải từ gốc rễ.
Hãy nhớ, bên cạnh học về các chế độ, chuẩn mực kế toán thì thuế là một phần rất quan trọng khi bạn làm kế toán thực tế. Vì vậy, kế đến bạn cần xem lại một vài văn bản về thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TNCN; xem các bài viết tóm tắt về Thông tư 200/2014/TT-BTC và đào sâu tìm hiểu kiến thức chuyên môn. Blog Kế Toán Nhật Hướng cũng là nơi bạn có thể cập nhật các kiến thức về kế toán thuế và các kinh nghiệm thực tiễn. Chẳng hạn như:
– Hai là, đăng ký các khoá học kế toán thuế thực hành trên các chứng từ thực tế của các doanh nghiệp, có người cầm tay chỉ việc cho bạn.
Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất, nhưng cái giá đôi khi quá đắt nếu bạn phải học từ chính sai lầm của mình. Tốt hơn là ta nên học từ sai lầm của người khác. Bạn học từ những thất bại của tôi và các cộng sự mà không cần trải qua chúng để nhận những hậu quả. Bài viết bên dưới là một hậu quả mà bạn sẽ không muốn gánh chịu:
Hiện tại doanh nghiệp không còn phải nộp mẫu 08/MST như trường hợp của doanh nghiệp bên trên. Nhưng nếu bạn không cập nhật các văn bản mới về kế toán, thuế thì vấp phải những sai lầm khác (không lớn thì nhỏ) cũng là chuyện sớm muộn.
Bạn muốn học, vậy học ở đâu và học phí có đắt không?
– Không đắt, vì bạn có thể thực hành trên các hoá đơn, chứng từ thực tế của các doanh nghiệp với chi phí hợp lý. Bạn còn được cung cấp tài khoản để thực hành khai và nộp thuế điện tử online trên website http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ của Tổng Cục Thuế. Tôi gọi đó là khoá học Truyền nghề kế toán.
– Nếu bạn là sinh viên sắp ra trường hoặc mới ra trường, bạn có thể hình dung được những cái lắc đầu của nhà tuyển dụng. Yêu cầu của họ khi tuyển kế toán thường là 2 năm kinh nghiệm, thật khó khăn với chúng ta phải không? Nhưng nếu bạn có thể tự tin viết trong CV và trả lời khi phỏng vấn rằng “em đã tự làm sổ sách, BCTC và quyết toán thuế online cho một doanh nghiệp” thì khả năng trúng tuyển là rất cao. Đơn giản bởi vì bạn đã học và thực hành kế toán thuế thực tế trong khoá học.
– Nếu bạn là kế toán viên có kinh nghiệm nhưng trước giờ chỉ được giao một phần hành kế toán, hoặc chỉ làm kế toán nội bộ nên không có kinh nghiệm báo cáo thuế và quyết toán? Chúng tôi cũng có thể giúp bạn.
– Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc chuyên môn sau khi kết thúc khoá học, bạn có thắc mắc cũng sẽ được các chuyên gia hỗ trợ qua điện thoại và facebook.
Còn nữa, nếu bạn không hài lòng với khoá học thì sao?
Nếu bạn không hài lòng, bạn có thể được hoàn lại 100% khoản tiền học phí một cách nhanh chóng và lịch sự.
Nếu bạn ở các tỉnh thành khác, bạn có thể tự học kế toán thuế online trên Blog Kế Toán Nhật Hướng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm kế toán thuế thực tế trên Blog hơn. Mời bạn đọc Subscribe Blog Kế toán Nhật Hướng để nhận được các bài viết mới nhất.
Huỳnh Trung Kiên
Kế Toán Nhật Hướng
[…] lại vấn đề, như đã chia sẻ trước đó, vì tôi đã từng nghĩ là ngành kế toán không hợp với mình nên đã xin một công việc khác. May mắn là công ty mà tôi đã nộp đơn lúc […]