Vừa qua, Blog Kế Toán Nhật Hướng nhận được một câu hỏi về hạch toán các khoản chi từ thiện. Nội dung như sau:
Cho em hỏi công ty em có đóng góp ủng hộ từ thiện, như vậy có được đưa vào chi phí không và hạch toán như thế nào ạ?
Bởi vì không nhận được thông tin chi tiết hơn, tôi xin trả lời dựa trên thông tin bạn đã cung cấp.
Trường hợp không được trừ vào chi phí
Đối với khoản chi từ thiện, ủng hộ địa phương thì dù có chứng từ đầy đủ vẫn sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Quy định của Thuế cụ thể như sau:
Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này).
Như vậy, về cơ bản thì các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội và chi từ thiện không được trừ khi xác định thuế TNDN.
Trường hợp được trừ vào chi phí
Tuy nhiên, nếu khoản chi của bạn rơi vào các trường hợp trong ngoặc của điều trên, như: khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình thương,… thì được trừ khi tính thuế nếu:
- Đúng đối tượng: theo quy định của Nhà nước tuỳ từng trường hợp. Thực hiện tài trợ bằng cách trực tiếp thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Có hồ sơ xác định khoản tài trợ: biên bản xác nhận khoản tài trợ; giấy tờ chứng minh đúng đối tượng tuỳ trường hợp; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Chi tiết mời bạn đọc xem Điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Chi tài trợ cho y tế.
Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai.
Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật.
Chi tài trợ nghiên cứu khoa học; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách; chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tại các Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC với các Điểm 2.22 đến 2.26 sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách xác định đối tượng và bộ hồ sơ liên quan. Bạn đọc nên tải về và đọc chi tiết tại đây.
Đọc Điều 4 nhé, đó là những khoản chi được trừ nếu đáp ứng được cả hai điều kiện là đúng đối tượng và hồ sơ đầy đủ.
Nếu vẫn còn boăn khoăn thì mời bạn đọc công văn Số 6980/CT-TT&H của Cục Thuế Bình Dương.
Hạch toán chi từ thiện, ủng hộ địa phương
Các nghiệp vụ này phát sinh riêng biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp nên ta hạch toán vào chi phí khác. Cụ thể:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có các TK 111, 112, …
Khoản chi từ thiện này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Kiên Huỳnh – Blog Kế Toán Nhật Hướng
Chào bạn: Nếu chi cho tài trợ hội thi cho các cháu học sinh do Tỉnh Đoàn tổ chức thì có được xác định khoản chi tài trợ và xác định là chi phí được trừ ko.
CHi quà tết cho người nghèo có được tính vào chi phí ko ạ?
Xin đính chính. Mình đã xem lại thông tư 96/2015/TT-BTC, tiểu mục 2.24 và 2.25 có nói đến vấn đề này, bài viết trên không sai nhé, do mình chưa đọc nội dung thông tư.
Chỉ có điều mình thắc mắc là nó không phù hợp với khái niệm về chi phí trong chuẩn mực và luật kế toán lắm.
Ở đây có hai vấn đề: 1. Khắc phục thiên tai, hỏa hoạn ở đâu, nếu ở đơn vị thì sau khi loại trừ phần chi phí được hoàn trả bởi bảo hiểm thì tính vào chi phí (thiệt hại) trong năm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2. Khắc phục thiên tai cho các địa phương -> khoản chi này mang tính chất từ thiện, viện trợ => hẳn nó phải nằm trong quỹ (phúc lợi) => không thể coi là chi phí phục vụ hoạt động sxkd được => như vậy nội dung bài viết ở trên… Xem thêm »